Nội Dung
Kem chống hăm là mặt hàng không thể thiếu đối với mỗi trẻ em từ sơ sinh đến 3-4 tuổi. Vậy nên nhu cầu sử dụng kem chống hăm luôn cao và được nhiều bậc phụ huynh chú ý. Vậy thủ tục nhập khẩu kem chống hăm sẽ như thế nào mà mỗi doanh nghiệp cần phải chú ý? Hãy cùng tìm hiểu cùng Aramex nhé.
Trước khi nhập khẩu loại mặt hàng kem chống hăm dành cho trẻ, các doanh nghiệp cần phải chú ý làm công bố với loại mặt hàng này:
Mỹ phẩm là mặt hàng đặc thù, chịu sự quản lý của Cục Quản Lý Dược – Bộ Y Tế. Do vậy, trước khi nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam, Doanh nghiệp cần phải làm: Công bố mỹ phẩm theo thông tư 06/2011/TT-BYT.
Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu dầu gội
Thủ tục nhập khẩu nước rửa tay
Thủ tục nhập khẩu kem chống hăm, các doanh nghiệp cần chú ý về mã HS Code và thuế nhập khẩu:
Mã HS (HS code) của kem chống hăm là 33049930. Khi nhập từ Đức, thuế nhập khẩu ưu đãi là 20%,thuế giá trị gia tăng 10%.
Nếu hàng Nhập từ ASEAN có CO form D sẽ được hưởng thuế 0%.
Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu sơn móng tay
Thủ tục nhập khẩu các bạn cần biết đối với kem chống hăm:
Sau khi có công bố mỹ phẩm cho mặt hàng kem chống hăm trẻ em, hàng hóa cập cảng, hoặc sân bay. Doanh nghiệp khai báo hải quan điện tử. Thông thường hàng mỹ phẩm hay bị kiểm hóa để đối chiếu hàng thực tế so với công bố mỹ phẩm có khớp nhau hay không.
Lưu ý khi sử dụng công bố mỹ phẩm làm thủ tục hải quan:
Thành phần của sản phẩm thay đổi theo tháng, năm. Trước mỗi một lô hàng mới, doanh nghiệp cần kiểm tra lại thành phần sản phẩm có thay đổi không? Nếu có sự thay đổi, cần làm công bố mỹ phẩm mới cho sản phẩm. Tránh trường hợp, khi hàng cập cảng, hải quan đề xuất mở container kiểm hóa.
Nếu thành phần trên nhãn gốc của sản phẩm không khớp trên công bố. Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính từ 30 đến 50 triệu đồng và trong vòng 30 ngày kể từ ngày xử phạt, Doanh nghiệp phải bổ sung được công bố mới. Nếu quá 30 ngày, Doanh nghiệp không xuất trình được công bố mới, hải quan sẽ tiến hành thủ tục tái xuất lô hàng.
Hồ sơ làm thủ tục hải quan đối với việc nhập khẩu kem chống hăm gồm có:
- Invoice, packing list: Bản chụp (ký, đóng dấu, chức danh và không đóng dấu: Sao y bản chính)
- Bill (Vận đơn): Original bill, hoặc telex bill, surrender bill (bản chụp)
- Hóa đơn cước biển và Hóa đơn CIC tại cảng Hải Phòng, Cát Lái: trong trường hợp mua giá FOB
- Hóa đơn phụ phí tại cảng xuất: Trường hợp mua giá Exw
- Phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm: Bản chụp, trường hợp công bố làm từ tháng 1/2016. Các trường hợp công bố từ năm 2012, 2013, Doanh nghiệp cần xuất trình phiếu công bố mỹ phẩm gốc và bản chụp để cán bộ hải quan kiểm tra tính xác thực của hồ sơ. Từ 2016, thực hiện công bố mỹ phẩm online nên doanh nghiệp xuất trình bản chụp. Trong trường hợp cần thiết, cán bộ hải quan sẽ yêu cầu cung cấp ID và password để đăng nhập vào hệ thống 1 cửa và kiểm tra bản gốc trên hệ thống.
Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu nồi chiên không dầu
Trên đây là toàn bộ thủ tục nhập khẩu kem chống hăm mà các bạn cần phải đặc biệt chú ý để công việc nhập khẩu của mình trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn cùng Aramex nhé.