Nội Dung
Đối với trẻ em, đồ chơi luôn là đồ vật thu hút trẻ và để trẻ có thể “ngồi yên”. Vậy đối với những doanh nghiệp, người kinh doanh thì việc nhập khẩu đồ chơi vào Việt Nam như thế nào? Hãy cùng Aramex tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý và chính sách nhập khẩu đối với mặt hàng đồ chơi
a. Căn cứ pháp lý
- Thông tư số 39/2018/TT-BTC
- Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL
- Thông tư 18/2009/TT-BKHCN
- Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN
- Thông tư 07/2017/TT-BKHCN sửa đổi thông tư 27/2012/TT-BKHCN
Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu dâu tây
b. Chính sách nhập khẩu đồ chơi
Căn cứ Điều 9 Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch quy định:
“Điều 9. Đồ chơi trẻ em
1. Phải đảm bảo mới 100%; chưa qua sử dụng
2. Đảm bảo chất lượng phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em theo quy định tại Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/6/2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em – QCVN 3:2009/BKHCN.
3. Có nội dung, hình thức, kiểu dáng, tính năng sử dụng không có hại đến giáo dục, phát triển nhân cách, không gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em, không vi phạm các quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
Căn cứ điểm 4.2 khoản 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em ban hành kèm theo Thông tư 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/06/2009 của Bộ Khoa học Công nghệ quy định:
“4.2. Đồ chơi trẻ em nhập khẩu
4.2.1. Đồ chơi trẻ em nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này. Việc chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em nhập khẩu do tổ chức giám định hoặc tổ chức chứng nhận trong và ngoài nước được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định (hoặc thừa nhận) thực hiện.
(Giải thích thêm: Đồ chơi trẻ em thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN 2019)
4.2.2. Đồ chơi trẻ em nhập khẩu trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy”.
Căn cứ điểm 4.5 khoản 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em ban hành kèm theo Thông tư 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/06/2009 của Bộ Khoa học Công nghệ quy định:
“4.5. Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, dấu hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp
Việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, dấu hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp quy định tại các điểm 4.1, 4.2 và điểm 4.3 của mục này thực hiện theo Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ”.
Theo quy định, mặt hàng đồ chơi trẻ em nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Đơn vị bạn cần có những hồ sơ sau để làm công bố hợp quy đồ chơi:
- Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định
- Bản trình bày chi tiết về tính năng ,đặc điểm..
- Chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất xứ
- Bản chứng nhận hợp quy được tổ chức có thẩm quyền cấp
- Các tài liệu liên quan khác.
Xem thêm: Vận chuyển phát nhanh đi khu vực ASEAN
Thủ tục nhập khẩu đối với hàng hóa đồ chơi trẻ em cần thực hiện như nào?
Theo quyết định 3810/QĐ-BKHCN, nhập khẩu đồ chơi trẻ em thì doanh nghiệp kiểm tra chất lượng sau thông quan.
Sau khi làm công bố hợp quy đồ chơi, doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục hải quan bình thường.
Mã HS code đồ chơi trẻ em doanh nghiệp tham khảo nhóm 9503.
Bộ hồ sơ theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC.
- Tờ khai nhập khẩu
- Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
- Vận tải đơn (Bill of Lading, air waybill)
- Bản công bố hợp quy
- CO (nếu có)
Xem thêm: Vận chuyển phát nhanh đi Indonesia
Hãy ghi nhớ những thủ tục nhập khẩu đồ chơi trẻ em để phục vụ cho công việc của mình nhé. Hãy liên hệ Aramex để được hỗ trợ.