Nhập khẩu dâu tây vào Việt Nam – mặt hàng yêu thích ngày nay

nhập khẩu dâu tây

Dâu tây luôn là mặt hàng yêu thích của nhiều người, đặc biệt là với trẻ. Chính vì thế, việc nhập khẩu mặt hàng dâu tây là để đáp ứng nhu cầu của mỗi người trong nhu cầu ăn uống. Vậy hãy cùng với Aramex xem nhập khẩu mặt hàng này vào nước ta như thế nào nhé.

Dâu tây – Mặt hàng yêu thích của giới trẻ 

Dâu tây (tên khoa học là Fragaria) xuất xứ từ châu Mỹ, sau này được các nhà làm vườn châu Âu nghiên cứu, lai tạo và được trồng rộng rãi từ nửa cuối thế kỷ 18.

Thập niên 40 của thế kỷ 20, người Pháp đưa dâu tây tới Đà Lạt. Khí hậu, thổ nhưỡng tại thành phố cao nguyên này cho chất lượng cũng như mùi vị trái dâu rất đặc biệt, loại cây ăn quả này được xem là đặc sản cao cấp của xứ sở ngàn thông và thương hiệu dâu tây Đà Lạt được nhiều người biết tới từ đây.

Xem thêm: Nhập khẩu cá hồi đông lạnh vào Việt Nam

Xin giấy phép kiểm dịch thực vật như nào?

nhập khẩu dâu tây

Hiện nay, chúng ta đã có thể xin giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu qua công thông tin một cửa quốc gia. Thông thường, chúng ta có thể xin phép nhập khẩu một lần nhưng dùng cho nhiều lô hàng nhập khẩu bằng cách tính tổng khối lượng cần nhập trong 3 tháng để xin cấp phép.

Đăng ký kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi nhập khẩu mặt hàng dâu tây

Sau khi có giấy phép nhập khẩu dâu tây tươi, các bạn cần đăng ký kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm tại chi cục kiểm dịch thực vật cửa khẩu ví dụ như trạm kiểm dịch thực vật Nội Bài.

Ở thời điểm này, đơn đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu đã có thể đăng ký trên cổng thông tin một cửa quốc gia, các cán bộ kiểm dịch thực vật sẽ phản hồi chấp thuận hay cần sửa đổi bổ sung hồ sơ lên hệ thống.

Tuy nhiên, thủ tục kiểm tra đăng ký an toàn thực phẩm nhập khẩu tại trạm kiểm dịch thực vật Nội Bài vẫn phải làm thủ công, nộp bản giấy có dấu đỏ của đơn vị nhập khẩu. Khi làm thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật, giấy tờ bắt buộc các bạn phải trình cho trạm kiểm dịch ngoài giấy phép nhập khẩu còn có giấy chứng nhận kiểm dịch nước xuất khẩu.

Thông thường giấy chứng nhận kiểm dịch nước xuất khẩu sẽ về cùng hàng hóa trên chuyển bay.

Xem thêm: Vận chuyển nhanh hàng hóa trong khu vực các nước Asean

Khai báo hải quan về việc nhập khẩu dâu tây

dâu tây

Các bạn cần đính kèm các giấy tờ cần thiết lên V5, sau đó tiến hành thủ tục thông quan tại chi cục hải quan cửa khẩu nhập, ví dụ như chi cục hải quan Nội Bài. Cần lưu ý rằng, đối với hàng có C/O ưu đãi, ngoài đính kèm lên hệ thống hải quan điện tử V5, các bạn cần qua kho hàng nhận tài liệu của lô hàng về cùng chuyển bay để nộp C/O gốc cho hải quan trước khi được duyệt thông quan.

Sau khi hải quan cho phép đưa hàng ra lấy mẫu, đơn vị kiểm dịch sẽ thực hiện kiểm tra, kiểm dịch thực tế hàng hóa. Tờ khai hải quan sẽ được thông quan khi cơ quan kiểm dịch cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đủ điều kiện nhập khẩu vào Việt Nam.

Hàng hoa quả tươi nói chung và dâu tây tươi nói riêng là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện và là mặt hàng cần bảo quản lạnh cũng như dễ hỏng nên khi làm thủ tục nhập khẩu các công đoạn công việc phải tiến hành hết sức khẩn trương.

Xem thêm: Ship hàng là gì?

Một số thủ tục cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu trái cây tươi khác vào Việt Nam

Thủ tục cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu được quy định tại Quyết định số 48/2007/QĐ-BNN, ngày 29 tháng 05 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (“Quyết định 48/2007”).
Hồ sơ cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu bao gồm:
a. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 1 Quyết định 48/2007).
b. Văn bản cung cấp các thông tin để thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại (Pest Risk Analysis viết tắt là PRA) tại Phụ lục 2 Quyết định 48/2007.
Thời gian trả kết quả: Phụ thuộc vào loại quả tươi mà bạn nhập khẩu. Cụ thể như sau:
– Đã có kết quả phân tích nguy cơ dịch hại và thời gian theo dõi: 3- 10 ngày
– Lần đầu tiên nhập khẩu: 1-3 năm
– Có xuất xứ mới: 1-3 năm
– Có bằng chứng về sự bùng phát dịch hại kiểm dịch thực vật tại nước xuất khẩu: 90 ngày
– Phát hiện dịch hại thuộc diện điều chỉnh: 60 ngày
Thời hạn của Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu là 01 năm; các lô hàng tương tự và có cùng nguồn gốc chỉ tiến hành phân tích nguy cơ dịch hại một lần và kết quả sẽ được áp dụng cho các lần cấp phép sau (Điều 6 Quyết định 48/2007).
Aramex đã cung cấp cho bạn những quy trình, thủ tục nhập khẩu dâu tây vào Việt Nam. Nếu như cần hỗ trợ thêm gì, hãy liên hệ Aramex để được hỗ trợ.
Rate this post