Phí Handling Charge là gì? Những thông tin cơ bản cần biết về phí Handling Charge

phí handling charge là gì

Phí Handling Charge là gì? Liệu bạn đã có những khái niệm hay những thông gì về loại phí này chưa? Nếu vẫn chưa rõ và chưa có những thông tin cụ thể nào, hãy cùng Aramex tham khảo bài viết này nhé!

Phí Handling Charge là gì? 

Thuật ngữ handling charge vốn dĩ là một loại chi phí thuộc về ngành xuất nhập khẩu hàng hóa ( gọi chung là logistic ) do chính hãng tàu hoặc là do công ty giao nhận vận chuyển ( forwarder ) lập ra để thu tiền của người gửi hàng ( shipper ) hoặc người nhận hàng thực thụ ( consignee ) để bù đắp cho chi phí mà hãng hay công ty giao nhận vận chuyển chăm sóc ( take care ) cho lô hàng của bạn mà nhìn chung là phí tổn mà bao gồm các loại phí sau: phí giao dịch giữa đại lý của hãng tàu hay đại lý của công ty giao nhận vận chuyển tại nước ngoài với đại lý tương ứng lần lượt là đại lý của hãng tàu hay đại lý của công ty giao nhận vận chuyển tại Việt Nam, phí làm lệnh giao hàng ( Delivery Order – viết tắt là D/O ), chi phí để lập các bảng kê khai hàng hóa và các chứng từ có liên quan hay là chứng từ thông quan đối với tàu xuất cảnh hoặc nhập cảnh ( còn được gọi là Manifest ), chi phí khấu hao, chi phí điện thoại và một số loại phí khác.

– Bất cứ một lô hàng nào cũng vậy dù có đơn giản đến đâu đi chăng nữa thì hãng tàu và công ty giao nhận vận chuyển (forwarder ) cũng phải mất thời gian để có thể hoàn tất thủ tục và xử lý cho bạn thế nên việc phát sinh ra loại phí tổn handling charge là điều dễ hiểu.

phí handling charge

Nên phí handling Charge là chi phí bắt buộc giống như bạn mua hàng chính nghạch nhất thiết phải xuất hóa đơn VAT.

Những lưu ý về phí handling charge

Để tránh tình trạng giá đội giá hãng tàu và bên vận tải tách phí handling charge riêng khỏi các chi phí cố định khác điều này đảm bảo tính minh bạch và  sự cạnh tranh trong giá cước vận tải.

Có 2 loại phí handling charge rất dễ nhầm lẫn với người mới học xuất nhập khẩu hoặc mới vào nghề. Bạn cần phân biệt được rõ về bản chất 2 loại phí này như sau:

1. Termirnal Handling Charge (THC)

Terminal handling charge ( THC ) là một loại phụ phí xếp hàng dỡ hàng ngay tại cảng mà được thu một khoản tiền tương ứng trên mỗi một container dùng để bù đắp những chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng ( xếp hàng – dỡ hàng, tập kết container từ bãi để container ( container yard – CY ) ra cầu tàu … ). Được tách khỏi cước  giá. Phí này do hãng tàu thu của forwarder hoặc chủ hàng trực tiếp book  qua hãng tàu.

2. Handling Fee 

Đây là phí mà forwarder thu của chủ hàng ( consignee) bản chất phí này là khoản phụ thu mà bên vận tải thu lại từ khách hàng để trả tiền cho việc hỗ trợ khách hàng tìm kiếm nhà cung cấp, đại lý nước ngoài hỗ trợ khai manifest, lấy lệnh D/0, phát hành bill, và làm những thủ tục có liên quan trong quá trình lưu thông hàng.. Bạn có thể hiểu đây là phí dịch vụ để duy trì mạng lưới đại lý của forwarder mà họ đã làm cho bạn những việc trên.

Xem thêm: Quy trình làm hàng lẻ LCL 

Những lưu ý khi lưu kho đồ điện tử

Lưu kho đồ mỹ phẩm cần lưu ý gì? 

Phân biệt phí THC charge và Handling charge là gì?

Phí THC (Terminal Handling Charge) Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: phí xếp dỡ container hàng từ trên tàu xuống, phí vận chuyển container từ cầu tàu vào đến bãi container, phí xe nâng xếp container lên bãi, phí nhân công cảng, phí bến bãi, phí quản lý của cảng,…

Phí này có cả hai đầu cảng xuất và nhập. Consignee chịu phí THC tại cảng xếp (port of loading) đối với các terms (EXW, FCR, FAS). Shipper chịu tại cảng dỡ (port of discharge) đối với các điều kiện giao hàng (DAT, DDP).

Như vậy, THC charge là phụ phí tại cảng, liên quan đến quá trình xếp dỡ hàng hàng hóa xuất nhập khẩu, còn Handling charge như chúng tôi đã phân tích ở trên là phí do các forwarder thu để phục vụ cho quá trình liên quan đến làm dịch vụ giao nhận hàng hóa.

Xem thêm: FIFO và LIFO là gì?

Những thông tin về phí vận chuyển quốc tế:

phí handling charge là gì

Một số loại phụ phí khác trong vận chuyển quốc tế

D/O fee (delivery order fee): phí lệnh giao hàng, ứng với một b/l (bill of lading) thì sẽ có phí này phí giao lệnh có trong hàng nhập từ hàng FCL (full container load) , LCL (less than container load), hàng air và cả trong hàng bulk (rời). Phí này sẽ do consignee đóng đối với các incoterms (EXW, nhóm F, nhóm C, DAT) các terms còn lại sẽ do nhà xuất khẩu đóng. Phí này không chỉ là việc phát hàng một cái lệnh D/O thu tiền nó còn phải cả việc khai manifest, đi lấy lệnh (nếu có House B/L).

CFS fee (Container freight station fee): Phí khai thác hàng lẻ (bao gồm: bốc xếp hàng từ cont sang kho hoặc ngược lại; phí lưu kho hàng lẽ, phí quản lý kho hàng).

DEM/DET fee (Demurrage / Detention fee): Phí lưu bãi/cont, khi container ở trong cảng hết ngày cho phép thì sẽ phải chịu phí này, phí lưu container là việc cont được đưa về kho để đóng hàng hoặc trả hàng nhưng nằm lâu quá so với cho phép của hãng tàu thì cũng sẽ bị thu phí.

B/L fee (bill of lading fee): Phí phát hành vận đơn B/L, khi nhận vận chuyển hàng hóa thì nhà vận chuyển sẽ phát hành B/L. Việc phát hành bill không chỉ là việc cấp một B/L rồi thu tiền mà còn bao gồm cả việc thông báo cho đại lý đầu nước nhập về B/L, phí theo dõi đơn hàng, quản lý đơn hàng.

Xem thêm: Kho CFS là gì?

Qua bài viết trên, hi vọng các bạn sẽ hiểu hơn về phí Handling Charge là gì và nắm bắt được những thông tin cơ bản nhất nhé. Hãy liên hệ ngay với Aramex để được hỗ trợ cũng như giải đáp mọi thắc mắc.

Rate this post