Nội Dung
Việt Nam được biết đến là quốc gia có nền văn minh lúa nước phát triển, chính vì thế những mặt hàng nông sản của nước ta vô cùng phát triển. Chính vì sự phát triển mạnh mẽ như vậy, việc xuất khẩu nông sản nước ta hàng năm được đẩy mạnh. Vậy những thủ tục xuất khẩu nông sản của nước ta diễn ra như thế nào mà các bạn cần chú ý? Hãy cùng tìm hiểu cùng Aramex để rõ hơn nhé.
Trước khi tìm hiểu về thủ tục xuất khẩu, cùng Aramex tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về mặt hàng nông sản
Nông sản hàng hóa là gì?
Nông sản hàng hóa (cash crops) là khái niệm dùng để chỉ các loại nông sản mà người nông dân sản xuất ra với mục đích bán ra thị trường. Ngược với nông sản hàng hóa là nông sản phục vụ cho mục đích tự sản, tự tiêu.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Hàng nông sản bao gồm những gì?
Nông sản bao gồm một phạm vi khá là rộng các loại hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như:
– Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản:lúa gạo, lúa mì, bột mì, sữa, động vật tươi sống (trừ cá và các sản phẩm từ cá), cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi,….
-Các sản phẩm phái sinh: bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt,…..
-Các sản phẩm được chế biến từ sản phẩm nông nghiệp: bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, bông xơ, da động vật thô.
Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu cà phê
Thủ tục xuất khẩu chè khô Việt Nam
Thủ tục xuất khẩu đối với mặt hàng nông sản Việt Nam diễn ra như thế nào?
Kiểm tra sản phẩm nông sản đã được xuất vào nước nhập khẩu hay chưa?
Điều này rất quan trọng, cũng tương tự khi bạn nhập khẩu thực vật, trái cây vào Việt Nam thì sản phẩm đó đã phải được phép nhập vào nước ta.
Vậy bạn cần kiểm tra kỹ lại với người nhập khẩu (Importer) xem nếu sản phẩm đã được xuất vào nước họ hay chưa.
Thêm vào đó, cần chú ý kiểm tra xem sản phẩm thực vật xuất khẩu có nằm trong danh sách xin giấy phép CITES xuất khẩu hay không.
Thủ tục hải quan để xuất khẩu mặt hàng nông sản nước ta cần:
Hồ sơ hải quan xuất khẩu nông sản theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).
Quá trình ký V5, có thể doanh nghiệp chuẩn bị đính kèm các chứng từ sau:
- Commercial Invoice
- Packing List
- Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
- Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu ủy thác)
Khi làm thủ tục thông quan, cơ quan hải quan có thể yêu cầu doanh nghiệp xuất trình các chứng từ chứng minh nguồn gốc của lô hàng xuất khẩu.
Các chứng từ và yêu cầu cần thiết đối với việc thực hiện nghiêm túc những thủ tục xuất khẩu mặt hàng nông sản Việt Nam:
Tùy theo yêu cầu của người nhập khẩu, người bán cần hỏi rõ Consignee về điều kiện và các yêu cầu nước nhập khẩu.
- Hàng cần làm hun trùng hay không (Fumigation)
- Có cần làm kiểm dịch thực vật đầu cảng xuất hay không (Phytosanitary)
Các chứng từ có thể người nhập khẩu yêu cầu:
- Commercial Invoice
- Packing List
- Bill of Lading/Air waybill
- Fumigation certificate
- Phytosanitary certificate
- Certificate of Health
- Certificate of Quality/Quantity
- Certificate of Origin
Chú ý cần biết khi xuất khẩu nông sản là gì?
- Nhiệt độ và cách bảo quản, đóng hàng
- Chất lượng của sản phẩm nông sản
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về thủ tục xuất khẩu nông sản mà Aramex muốn truyền tải cho các bạn. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin nào, hãy liên hệ trực tiếp với Aramex nhé.