Công ước Cites là gì? Vai trò của công ước Cites như thế nào?

công ước cites là gì

Bạn đã hiểu gì về công ước Cites? Bạn có định nghĩa về công ước Cites là gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu với Aramex để hiểu rõ hơn nhé.

Khái niệm về Công ước Cites là gì? 

Công ước CITES là cụm từ viết tắt của Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora. Dịch sang tiếng việt có nghĩa là Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. Hay còn được biết tới với cái tên công ước Washington.

  • Đây là một hiệp ước đa phương được thông qua năm 1963 trong cuộc họp của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
  • Công ước cites được ký kết năm 1973 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/1975.

Xem thêm: Vận chuyển hàng hóa đi Indonesia

Mục tiêu của Công ước Cites là gì? 

công ước cite

Công ước cites được đưa ra nhằm đảm bảo rằng việc thương mại quốc tế các loài động vật và thực vật hoang dã, mà không đe dọa đến sự sống còn của các loài này trong tự nhiên. Công ước gồm nhiều cấp độ khác nhau để bảo vệ hơn 34.000 loài động và thực vật.

Việt Nam là thành viên thứ 121 của Công ước cites từ năm 1994. Để thực thi công ước này Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 82/2006/NĐ-CP về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Phụ lục của công ước Cites, bao gồm những gì? – Tìm hiểu về Công ước Cites là gì?

Các nước thành viên trong công ước thực hiện việc cấm buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng. Gần 5 nghìn loài động vật và 29 nghìn loài thực vật được đưa vào danh sách cần được bảo vệ. Các loài này được liệt kê theo 3 phụ lục.

Phụ lục I

Gồm 1.200 loài đang bị đe doạ tuyệt chủng và có thể bị ảnh hưởng do thương mại. Việc buôn bán các loài này được cho là phi pháp. Trường hợp không mang tính thương mại thì cần phải có giấy phép xuất nhập khẩu. Các loài động vật nổi tiếng được liệt kê trong phụ lục I gồm: Tất cả các loài tê giác; Gấu trúc đỏ; Khỉ đột phía Tây; Tinh tinh (Pan spp.); Báo hoa mai; Báo đốm; Báo săn; Voi châu Á; Hổ (Panthera tigris); Sư tử châu Á; Một số quần thể của voi đồng cỏ châu Phi; Cá cúi và Lợn biển (Sirenia).

Phụ lục II

Gồm khoảng 21.000 loài chưa bị đe doạ tuyệt chủng, nhưng có nguy cơ tuyệt chúng nếu tình trạng thương mại quá mức, không được kiểm soát. Các loài trong phụ lục II vẫn được buôn bán nhưng cần có giấy phép xuất nhật khẩu. Một số loài được liệt kê trong phụ lục II như: Cá mập trắng lớn; Gấu đen bắc mỹ; Ngựa vằn hoang hartman; Vẹt xám châu Phi; Cự đà xanh; Bẹ hồng; thằn lằn Varanus mertensi; Nhạc ngựa và Guaiacum officinale.

Phụ lục III

Gồm khoảng 170 loài được các nước thành viên yêu cầu Cites hỗ trợ kiểm soát việc buôn bán các loài này. Ví dụ như lười hai ngón của Costa Rica; Cầy hương châu Phi của Botswana; Rùa cá sấu của Hoa Kỳ.

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu dâu tây

Thủ tục nhập khẩu gỗ từ Campuchia

Nếu bạn cần liên hệ cơ quan quản lý cites Việt Nam, bạn có thể tìm kiếm thông tin tại đây!

công ước cites là gì

Cơ quan quản lý được đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

  • Địa chỉ: Nhà A3, Số 2 Ngọc Hà, Hà Nội
  • Điện thoại: +84 (4) 733 56 76

Cơ quan đại diện phía Nam là kiểm lâm vùng III

  • Địa chỉ: Số 30 Hàm Nghi, Bến Nghé, Quận I, TP. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại +84 (8) 821 82 65

Các cơ quan Khoa học của cites tại Việt Nam

  1. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Viện khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST)
  2. Viện Khoa học Lâm nghiệp (FSIV) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD)
  3. Viện Nghiên cứu Hải Sản (RIMF) – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD)
  4. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES) – Đại học quốc gia Hà Nội

Xem thêm: Chuyển phát nhanh đi trong khu vực ASEAN

Trên đây là toàn bộ thông tin để có thể giúp bạn trả lời công ước Cites là gì. Nếu như cần tìm hiểu thêm thông tin hay dịch vụ vận tải, chuyển phát nhanh nào, hãy liên hệ Aramex để được hỗ trợ!

Rate this post