Thủ tục nhập khẩu bếp điện từ dành cho mỗi doanh nghiệp

nhập khẩu bếp từ

Bếp từ là vật dụng thiết yếu trong mỗi gia đình cần có trong mỗi gian bếp. Hãy cùng Aramex tìm hiểu thủ tục nhập khẩu bếp từ dành cho mỗi doanh nghiệp cần phải biết để có thể nhập khẩu mặt hàng này về nhé.

Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu gạo Việt Nam

Thủ tục xuất khẩu cà phê Việt Nam

Những mặt hàng cấm xuất khẩu

Trước khi tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu bếp điện từ, hãy cùng Aramex tìm hiểu công dụng của bếp từ là gì nhé:

nhập khẩu bếp từ

1. Hiệu suất đun nấu cao

Ưu điểm của bếp từ (hay còn gọi là bếp điện từ) là hiệu suất hoạt động của nó có thể lên đến 90%, mang lại tính tiện lợi cao cho người sử dụng. Khác với bếp gas truyền thống, để có thể đun sôi 1 lít nước ta phải mất từ 10 đến 15 phút. Trong khi đó, bếp điện từ chỉ mất 5 đến 7 phút để đun sôi nước.

Như vậy hiệu suất đun nấu của bếp không những cao hơn bếp gas mà còn cao hơn bếp hồng ngoại (60%) và bếp điện (47%), và đây là lý do tại sao bếp từ trở thành sự lựa chọn tất yếu của các chị em nội trợ hiện nay.

2. Tính an toàn cao khi sử dụng

Nói đến một ưu thế khác của bếp từ đó là tính an toàn cao khi sử dụng. So với một số loại bếp khác, bếp từ phù hợp cho gia đình có trẻ nhỏ vì có khoá an toàn cho trẻ và khả năng làm nguội nhanh. Ngoài ra, bếp được lắp đặt công nghệ cảnh báo chống trào, cảnh báo quá nhiệt, cảnh báo đang nấu nồi không, và hệ thống ngắt điện khi không sử dụng.

3. Tính tiện dụng cao

Bếp từ mang lại tính tiện dụng cao khi dùng giúp bạn tiết kiệm thời gian cao khi sử dụng.  Khác với bếp gas, bạn sẽ không cần tốn thời gian quan sát để điều chỉnh mức lửa đun thích hợp cho từng loại món ăn, bếp từ mang lại thao tác sử dụng cực kỳ đơn giản và nhanh chóng nhờ các chế độ nấu tích hợp sẵn, tự động điều chỉnh công suất khi nấu.

Những văn bản pháp lý có liên quan đến nhập khẩu cũng như việc kiểm tra chất lượng với bếp từ:

Quyết định 3810/QĐ-KHCN ngày ban hành 8 tháng 12 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công Nghệ ban hành công bố danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công Nghệ.

Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN ngày 30/9/2009 về việc ban hành QCVN 4:2009/BKHCN, có hiệu lực từ ngày 01/6/2010 đối với thiết bị điện số thứ tự từ 1 đến 6 của Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 4:2009/BKHCN.

Thông tư 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ” (Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng thuộc quản lý của BKHCN quy định trong QĐ 1171/2015/QĐ-BKHCN)

Công văn 2421/TĐC-HCHQ về việc hướng dẫn thực hiện thông tư 07-2017-BKHCN ngày 16/6/2017

Mã HS Code để phục vụ việc nhập khẩu bếp từ:

bếp từ

Mã Hs code bếp điện từ tham khảo mã 85166090 có thuế nhập khẩu ưu đãi: 20%, nhập từ Trung Quốc có FORM E: thuế nhập khẩu 0%, Nhập từ Hàn Quốc có FORM AK: thuế nhập khẩu: 20%, nhập từ Thái Lan, Malaysia có FORM D: thuế nhập khẩu 0%, thuế giá trị tăng: 10

Xem thêm: Điều kiện DAP là gì?

Thủ tục nhập khẩu đối với bếp điện từ sẽ diễn ra theo quy trình như thế nào? 

2.1. ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BẾP ĐIỆN TỪ TRƯỚC KHI THÔNG QUAN LÔ HÀNG:

Bếp điện từ phải phù hợp với quy định tại QCVN4:2009.

Để thông quan lô hàng, doanh nghiệp chỉ cần có văn bản sau;

  • Xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng bếp điện từ

⇒ Việc cần làm: Đăng ký kiểm tra chất lượng 

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu Đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng các tỉnh. Mở tờ khai hải quan tại chi cục nào thì đăng ký tại tỉnh, thành phố đó.

Nộp hồ sơ online trên trang dichvucong4.haiphong.gov.vn nếu hàng về cảng Hải Phòng và mở tờ khai tại chi cục hải quan Hải Phòng. Nếu tại Hồ Chí Minh thì nộp bản cứng tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Tp. HCM .Sau khi hệ thống phản hồi hồ sơ đạt thì nộp bản cứng. Chi cục tiêu chuẩn đo lường ký đóng dấu. 1 bản doanh nghiệp lưu và 1 bản nộp cho hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục thông quan lô hàng. Hàng về cảng/ sân bay nào thì mở tờ khai tại chi cục hải quan quản lý cảng/ sân bay đó

–> Nộp xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng vỉ nướng điện cùng bộ hồ sơ hải quan để thông quan lô hàng

Xem thêm: Cách nhớ 11 điều kiện trong Incoterms

2.2. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BẾP ĐIỆN TỪ SAU THÔNG QUAN:

Bước 3: Gửi mẫu thử nghiệm và ra chứng nhận hợp quy

Lưu ý: Kiểm tra chất lượng theo lô hàng nhập khẩu, nên lô hàng nào về doanh nghiệp cũng phải làm bước này. Trường hợp lô đầu tiên nhập khẩu, mẫu đem đi thử nghiệm có thể bị phá hủy.

Bước 4: Kết quả đạt chất lượng nhập khẩu: 

Nộp online tại: dichvucong4.haiphong.gov.vn nếu đăng ký tại Hải Phòng, tại HCM nộp bản cứng.
⇒ Chi cục tiêu chuẩn đo lường ra “Thông báo hồ sơ đã hoàn thiện đúng thời gian quy định tại thông tư 07/2017” Như vậy là bạn đã hoàn tất thủ tục nhập khẩu và kiểm tra chất lượng bếp điện từ.

Mỗi doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu bếp từ thì hãy liên hệ ngay với Aramex để được hưỡng dẫn về thủ tục hải quan để công việc có thể diễn ra thuận lợi nhé.

Rate this post